Địa điểm làm hộ chiếu (Passport) ở các tỉnh thành phố trong cả nước năm [2019]

Địa điểm làm hộ chiếu (Passport) ở các tỉnh thành phố trong cả nước năm [2019] post image

Địa điểm làm hộ chiếu ở đâu là câu hỏi của hầu hết mọi người khi có ý định làm hộ chiếu. Vậy tại sao công dân Việt Nam cần phải làm hộ chiếu, để sử dụng cho mục đích gì? Thật ra, hộ chiếu là loại giấy tờ tùy thân vô cùng quan trọng, nó không chỉ đồng hành cùng bạn trong những chuyến đi học tập, làm việc và du lịch ở nước ngoài mà nó còn có ý nghĩa quan trọng trong những trường hợp cấp bách cần xuất ngoại để điều trị bệnh lý, tái tạo nhan sắc. Chính vì thế mà ngay cả khi chưa có hoặc không có nhu cầu xuất ngoại chúng ta cũng nên làm trước cho mình cuốn hộ chiếu này. Thủ tục và hồ sơ rất đơn giản không cần phải qua trung gian hay dịch vụ môi giới cho tốn chi phí cao. Hãy cùng bandidau tìm hiểu ngay bên dưới để sở hữu cuốn hộ chiếu đúng giá theo luật hiện hành nhà nước.

Hộ chiếu là gì?

Hộ chiếu hay còn gọi Passport là loại giấy thông hành do chính phủ Việt Nam cấp cho công dân nước mình sử dụng đi ra nước ngoài, xem như giấy xin phép Xuất Cảnh hoặc Nhập Cảnh cho phép người sở hữu nó xuất cảnh ra nước ngoài và nhập cảnh lại sau khi chuyến đi kết thúc. Hầu như các quốc gia trên thế giới đều cấp hộ chiếu dưới dạng một cuốn sổ nhỏ có nhiều trang.

Bên cạnh đó, hộ chiếu cũng là loại giấy tờ tùy thân hết sức quan trọng có thể thay thế Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân trong các giao dịch với cơ quan nhà nước, ngân hàng, thành lập công ty, mua bán nhà đất vì trên hộc hiếu có số Chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân.

Tuy nhiên, có số đông người hiểu nhầm hộ chiếu là visa thị thực. Vậy, visa được hiểu là thị thực xuất cảnh và nhập cảnh ở một số nước bắt buộc được chứng nhận bằng mộc của con dấu xác nhận trên hộ chiếu có ghi rõ ngày nhập cảnh và xuất cảnh. Công dân Việt Nam muốn xin visa xuất cảnh bắt buộc phải có hộ chiếu.

Hộ chiếu Việt Nam có mấy loại?

Việt Nam có 4 loại hộ chiếu trong đó có 3 loại hộ chiếu quốc gia và 1 hộ chiếu thuyền viên.

Hộ Chiếu Ngoại Giao (Diplomatic Passport):

Hộ chiếu ngoại giao là loại hộ chiếu cấp cho công dân quan chức cấp cao của nhà nước Việt Nam đang làm việc trong cơ quan nhà nước có chức vụ cao cấp khi có quyết định công tác nước ngoài. Thông thường dành cho quan chức ngoại giao của chính phủ. Hộ chiếu ngoại giao được hưởng quyền lợi miễn visa theo qui định nước đến. Bìa hộ chiếu có màu đỏ, có giá trị sử dụng 5 năm, khi còn giá trị dưới 1 năm được gia hạn 1 lần tối đa không quá 3 năm, và khi hết hạn phải làm thủ tục xin cấp mới.

Hộ Chiếu Công Vụ (Official Passport):

Hộ chiếu công vụ là dạng hộ chiếu cấp cho cán bộ công nhân viên chức cấp quản lý của nhà nước Việt Nam được quyền ưu tiên đi cổng đặc biệt khi nhập cảnh, được hưởng quyền lợi miễn Visa theo qui định nước đến và có thể đi bất kỳ nước nào trên bản đồ thế giới. Bìa hộ chiếu có màu xanh ngọc bích, có giá trị sử dụng 5 năm, khi còn giá trị dưới 1 năm được gia hạn 1 lần tối đa không quá 3 năm, và khi hết hạn phải làm thủ tục xin cấp mới.

Hộ Chiếu Phổ Thông (Popular Passport):

Hộ chiếu phổ thông là loại hộ chiếu phổ biến hơn 2 loại hộ chiếu trên, được phép cấp cho mọi công dân Việt Nam có đủ hộ khẩu, CMND và quyền công dân. Hộ chiếu phổ thông có quyền đi đến các nước miễn Visa cho người Việt Nam, còn nếu các nước không có chính sách miễn visa thì phải làm thủ tục xin Visa trước ra nước ngoài. Bìa hộ chiếu có màu xanh lá, có giá trị sử dụng 10 năm, đối với hộ chiếu phổ thông sắp hết hạn thì được cấp lại, còn khi đã hết hạn thì phải làm thủ tục cấp mới. Khi cấp hộ chiếu phổ thông cho trẻ em dưới 14 tuổi chỉ có giá trị trong 5 năm và không được gia hạn. Đối với trẻ em dưới 9 tuổi được cấp chung vào hộ chiếu phổ thông của cha hoặc mẹ của mình và chỉ có giá trị 5 năm tính từ ngày cấp, không được gia hạn trong trường hợp này.

Hộ chiếu thuyền viên (Crew member Passport)

Hộ chiếu thuyền viên (không thuộc hộ chiếu quốc gia) là một loại giấy tờ cấp cho công dân Việt Nam là thuyền viên để xuất nhập cảnh theo tàu biển hoặc phương tiện thủy nội địa hoạt động tuyến quốc tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Giao thông vận tải. Có giá trị sử dụng không quá 05 năm tính từ ngày cấp, được gia hạn 1 lần tối đa không quá 5 năm . Việc gia hạn trước khi hộ chiếu hết hạn ít nhất 30 ngày tại Cục Hàng hải.

Hộ chiếu phổ thông Việt Nam gồm những nội dung gì?

Số hộ chiếu (thường bắt đầu bằng kí tự trong bảng chữ cái kèm theo 7 số ngẫu nhiên)

Ảnh

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh, nơi sinh

Quốc tịch, giới tính

Số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng

Cơ quan cấp hộ chiếu

Chữ ký người mang hộ chiếu

Vùng để xác nhận thị thực

Trẻ em đi cùng ghép chung hộ chiếu (họ và tên, ngày sinh, giới tính)

Gia hạn hộ chiếu (hộ chiếu này được gia hạn đến ngày, cấp tại, ngày tháng năm)

Trang bị chú

Các trang thị thực Visa

Địa chỉ làm hộ chiếu phổ thông ở các tỉnh của Việt Nam

63 tỉnh thành trong cả nước đều có phòng quản lý xuất nhập cảnh của tỉnh đó. Vì vậy, hộ khẩu bạn ở tỉnh nào thì về tỉnh đó làm hộ chiếu. Trong một số trường hợp đặc biệt dưới đây:

Trường hợp 1: Bạn đang sinh sống làm việc trên địa bàn tỉnh/thành phố có hộ khẩu thường trú lẫn tạm trú trong cùng tỉnh/thành phố thì bạn đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh tỉnh/thành phố đó để đăng ký làm hộ chiếu.

Trường hợp 2: Hộ khẩu bạn ở tỉnh/thành phố này nhưng tạm trú tại tỉnh/thành phố khác. Nếu sắp xếp được thời gian nên quay về tỉnh thành phố có hộ khẩu để đăng ký, còn nếu không thể quay về bạn vẫn có thể đến phòng xuất nhập cảnh tỉnh thành phố đang tạm trú để đang ký với điều kiện phải có sổ tạm trú dài hạn hoặc KT3.

Dưới đây là một số địa chỉ làm hộ chiếu phổ thông trọng điểm cả nước:

Địa điểm làm hộ chiếu tại TP.HCM

Địa chỉ: 196 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, Tp.HCM.

Số điện thoại: (08).38.299.398

Địa điểm làm hộ chiếu tại Hà Nội

Phòng quản lý xuất nhập cảnh (cơ sở 2)

Địa chỉ: Số 2 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội.

Điện thoại: 024.3939.1515.

» Cho trường hợp công dân có hộ khẩu thường trú và tạm trú tại quận Thanh Xuân, huyện Thanh Trì và tỉnh Hà Tây cũ.

Phòng quản lý xuất nhập cảnh (cơ sở 1)

Điện thoại: 024.39391515.

Thời gian làm việc: từ thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 làm việc buổi sáng.

Giờ làm việc: sáng 8 giờ đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ đến 17 giờ.

» Cho trường hợp công dân có hộ khẩu thường trú và tạm trú tại các quận, huyện còn lại.

Địa điểm làm hộ chiếu tại Đà Nẵng

Phòng quản lý xuất nhập cảnh Đà Nẵng:

Địa chỉ: 78 Lê Lợi, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0694260192 – 0906091269

Fax: 0236 3889820

Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh (khu vực miền Trung và Tây Nguyên)

Địa chỉ: 7 Trần Quý Cáp, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng

Điện thoại: 0236 3822 381

Thời gian nộp hộ chiếu, nơi nộp hộ chiếu phổ thông và cách thức nộp hồ sơ:

Thời gian nộp hộ chiếu

Thời gian nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày tết, lễ và chủ nhật).

Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, lễ và chủ nhật).

Nơi nộp hộ chiếu phổ thông

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ trực thuộc phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú;

Cục xuất nhập cảnh; Bộ công an;

Qua đường bưu điện.

Cách thức nộp hồ sơ hộ chiếu phổ thông

Trực tiếp nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ tại Cục xuất nhập cảnh tỉnh/ thành phố thường trú hoặc tạm trú.

Ủy thác cho doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan có tư cách pháp nhân nộp hồ sơ.

Nộp hồ sơ trực tiếp và yêu cầu trả kết quả qua đường bưu điện (thời gian trả kết quả không quá 1 tuần làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ)

Hướng dẫn hồ sơ xin cấp hộ chiếu (Passport) mới nhất hiện nay

Để làm hộ chiếu phổ thông, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Mẫu đơn xin cấp hộ chiếu không phải xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nếu người xin cấp hộ chiếu có hộ khẩu thường trú tại địa phương.

Trường hợp có trẻ em dưới 14 tuổi đi kèm thì Tờ khai xin cấp hộ chiếu yêu cầu có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn ở cuối trang và đóng dấu giáp lai lên ảnh của từng người.

Trường hợp trẻ em dưới 9 tuổi đề nghị cấp chung hộ chiếu với mẹ hoặc cha thì nộp 01 bản sao giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu) và 02 ảnh 3×4 cm.

Trường hợp đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp 01 tờ khai xin cấp hộ chiếu như trên (mẹ, cha khai và ký tên vào tờ khai); 01 bản sao giấy khai sinh và 2 ảnh cỡ 4×6 cm.

Trường hợp không còn mẹ, cha thì mẹ, cha nuôi hoặc người đỡ đầu (có giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu hoặc mẹ, cha nuôi hợp pháp) khai và ký tên vào tờ khai.

Đối với trường hợp ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân:

Người ủy thác khai và ký tên vào tờ khai đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu theo mẫu quy định, có dấu giáp lai ảnh và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy thác có công văn gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an đề nghị giải quyết. Nếu đề nghị giải quyết cho nhiều người thì phải kèm theo danh sách những người ủy thác, có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy thác;

Cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được ủy thác khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu của người ủy thác phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn giá trị sử dụng của bản thân và của người ủy thác để kiểm tra, đối chiếu.

Hình hộ chiếu phải là hình kích thước 4x6cm, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính trần, phông nền màu trắng. Ảnh sai quy định xem như hồ sơ không hợp lệ.

Người làm hộ chiếu phổ thông cần phải mang sổ hộ khẩu bản gốc hoặc bản có chứng thực để đối chiếu.

Xác nhận tạm trú hoặc sổ tạm trú phải có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi đang tạm trú ở cuối trang và đóng dấu giáp lai lên ảnh.

CMND bản gốc phải còn thời hạn (cấp không quá 15 năm), không rách nát, số CMND rõ ràng.

Qui trình nộp hồ sơ làm hộ chiếu phổ thông

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ xin hộ chiếu Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh/thành phố.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 (trừ ngày tết, ngày lễ).

Buổi sáng: từ 7h30’ đến 11h00’

Buổi chiều: từ 13h30’ đến 17h00’

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

Nếu đầy đủ, hợp lệ, thì nhận hồ sơ, thu lệ phí sau đó giao biên nhận cùng biên lai thu lệ phí cho người nộp hồ sơ.

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.

» Lệ phí cấp mới: 200.000 đồng.

» Lệ phí sửa đổi, bổ sung, cấp lại: 50.000 đồng.

» Lệ phí cấp lại khi hư hỏng hoặc bị mất: 400.000 đồng.

  Bước 3: Trả kết quả:

Nhận kết quả tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh/thành phố theo ngày hẹn:

Thời gian trả kết quả: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày tết, ngày lễ nghỉ).

» Buổi sáng: từ 7h30’ đến 11h00’

» Buổi chiều: từ 13h30’ đến 17h00’

Khi đến nhận hộ chiếu, bạn đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền cho cán bộ trả kết quả để kiểm tra, nếu đầy đủ và đúng người, thì bạn sẽ được nhận hộ chiếu rồi ký tên.

Hoặc bạn cũng có thể yêu cầu nhận hộ chiếu qua đường bưu điện.

Hướng dẫn chi tiết thủ tục làm hộ chiếu (Passport) năm 2019:

Cấp mới hộ chiếu phổ thông

Hồ sơ bao gồm:

Khai 01 tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định (X01).

02 ảnh cỡ 4×6, nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu (chụp ảnh tại cơ sở chụp ảnh được cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh cho phép)

Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân còn giá trị (xuất trình khi nộp hồ sơ để cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra, đối chiếu).

Sổ tạm trú (nếu nộp hồ sơ tại nơi tạm trú).

Lệ phí: 200.000 đ (Hai trăm nghìn đồng).

Cấp lại hộ chiếu do bị hư hỏng, bị mất

Hồ sơ bao gồm:

Khai 01 tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định (X01).

02 ảnh cỡ 4×6, nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu (chụp ảnh tại cơ sở chụp ảnh được cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh cho phép).

Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân còn giá trị (xuất trình khi nộp hồ sơ để cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra, đối chiếu).

Trường hợp hộ chiếu bị hư hỏng: nộp lại cho cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh.

Trường hợp hộ chiếu bị mất: nộp kèm đơn báo mất (mẫu X08) hoặc đơn trình bày về việc bị mất hộ chiếu.

Lệ phí: 400.000 đ (Bốn trăm nghìn đồng).

Cấp lại hộ chiếu do hộ chiếu cũ sắp hết hạn hoặc hết trang

Hồ sơ bao gồm:

Khai 01 tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định (X01).

02 ảnh cỡ 4×6, nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu (chụp ảnh tại cơ sở chụp ảnh được cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh cho phép).

Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân còn giá trị (xuất trình khi nộp hồ sơ để cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra, đối chiếu).

Hộ chiếu phổ thông còn giá trị.

Lệ phí: 200.000 đ (Hai trăm nghìn đồng).

Lưu ý:

Trường hợp người đề nghị có nguyện vọng được giữ lại hộ chiếu thì đề nghị ghi rõ lý do vào mục 14.

Cấp chung hộ chiếu phổ thông cho công dân và trẻ em dưới 9 tuổi

Hồ sơ bao gồm:

Khai 01 tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định (X01).

02 ảnh của trẻ em, cỡ 3×4, 02 ảnh của cha hoặc mẹ, cỡ 4×6, nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu (chụp ảnh tại cơ sở chụp ảnh được cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh cho phép).

Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân còn giá trị (xuất trình khi nộp hồ sơ để cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra, đối chiếu).

Bản sao Giấy khai sinh của trẻ em (khi đến nộp xuất trình bản chính để đối chiếu).

Sổ tạm trú (nếu nộp hồ sơ tại nơi tạm trú).

Lệ phí:

Hộ chiếu kèm 01 trẻ em: 250.000 đ (Hai trăm năm mươi nghìn đồng).

Hộ chiếu kèm 02 trẻ em: 300.000 đ (Ba trăm nghìn đồng).

Lưu ý:

Trường hợp cấp chung 02 trẻ em vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ, sau khi nhập thông tin phải in 02 tờ khai (mỗi tờ tương ứng với thông tin của 01 trẻ em).

Tờ khai và ảnh của trẻ em phải có xác nhận và giáp lai ảnh của Công an phường, xã, thị trấn nơi trẻ em thường trú hoặc tạm trú.

Hộ chiếu của cha, mẹ cấp chung với con dưới 9 tuổi có thời hạn 05 năm.

Cấp riêng hộ chiếu phổ thông cho trẻ em dưới 14 tuổi

Hồ sơ bao gồm:

Khai 01 tờ khai đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định (X01).

Hộ chiếu phổ thông còn giá trị ít nhất 01 năm.

Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân còn giá trị (xuất trình khi nộp hồ sơ để cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra, đối chiếu).

Ngoài ra, đối với từng trường hợp cụ thể cần bổ sung các giấy tờ sau:

Trường hợp đề nghị sửa chi tiết trang nhân thân trong hộ chiếu (điều chỉnh họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; giới tính; số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân) thì nộp kèm giấy tờ pháp lý chứng minh sự điều chỉnh đó.

Trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi thì tờ khai do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ khai và ký thay, được Trưởng Công an phường, xã, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận, đóng dấu giáp lai ảnh, kèm theo.

Trường hợp đề nghị bổ sung trẻ em dưới 9 tuổi vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ thì kèm theo hộ chiếu của cha hoặc mẹ.

Lệ phí: 50.000 đ (Năm mươi nghìn đồng).

Trường hợp bổ sung 02 trẻ em dưới 9 tuổi vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ thì lệ phí là 100.000 đ (Một trăm nghìn đồng).

Lưu ý:

Nếu người giám hộ khai và ký thay thì nộp bản sao hoặc bản chụp có chứng thực giấy tờ chứng minh quyền giám hộ.

Sửa đổi, bổ sung thông tin trong hộ chiếu

Hồ sơ bao gồm:

Khai 01 tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định (X01).

02 ảnh cỡ 4×6, nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu.

Bản sao Giấy khai sinh (khi đến nộp xuất trình bản chính để đối chiếu).

Sổ tạm trú (nếu nộp hồ sơ tại nơi tạm trú).

Lệ phí: 200.000 đ (Hai trăm nghìn đồng).

Lưu ý:

Sau khi nhập thông tin tờ khai cha hoặc mẹ hoặc nguời giám hộ ký thay và dán ảnh vào tờ khai để lấy xác nhận, giáp lai ảnh của Công an phường, xã, thị trấn nơi trẻ em thường trú hoặc tạm trú.

Nếu người giám hộ khai và ký thay thì nộp kèm giấy tờ chứng minh quyền giám hộ trẻ em đó.

Trên đây là giới thiệu các địa điểm làm hỗ chiếu (passport), hướng dẫn chi tiết hồ sơ làm hộ chiếu phổ thông đơn giản năm 2019 để bạn tham khảo. Lưu ý khi viết tờ khai trực tiếp để làm hộ chiếu nhớ xem trước mẫu hướng dẫn vì nếu sai một chi tiết nhỏ cũng phải viết lại toàn bộ tờ khai rất mất thời gian.

Nhận xét