Câu chuyện khi tham quan Nhà công tử Bạc Liêu mà bạn chưa biết!
Nhắc tới Bạc Liêu có lẽ không ai là không biết đến vị công tử Bạc Liêu của xứ sở này qua các giai thoại nổi tiếng. Tham quan nhà công tử Bạc Liêu để có thể tái hiện lại một cuộc sống đầy xa hoa trong căn biệt thự của gia đình ông và những câu chuyện làm nên tên tuổi của vị công tử ăn chơi bậc nhất tại Nam Kỳ thời bấy giờ.
Công tử Bạc Liêu và những câu chuyện liên quan đến cuộc sống của ông
Công tử Bạc Liêu là ai?
Công tử Bạc Liêu có tên thực là Trần Trinh Huy hay còn thường gọi là Ba Huy. Ông là một công tử ăn chơi nổi tiếng bậc nhất ở Sài Gòn và miền Nam những năm 1930-1940 với mức độ vung tiền xếp hàng đầu trong những công tử thời bấy giờ. Danh tiếng của ông được rất nhiều người biết đến cho đến tận bây giờ vẫn còn lưu truyền rất nhiều giai thoại về cuộc sống ăn chơi của ông lúc sinh thời. Bên cạnh đó là câu chuyện của cha giàu nhất Nam Kỳ, con là tay ăn ăn chơi bậc nhất Sài Gòn khiến nhiều người không khỏi trầm trồ, kinh ngạc.
-
Chân dung Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy và vợ chính thức Ngô Thị Đen -
Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy và những người vợ của ông, trong đó có một phụ nữ quốc tịch Pháp
Gia đình công tử Bạc Liêu bằng cách nào trở nên giàu có?
Để có được những cuộc sống vui chơi xa hoa của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy thì phải nhắc tới cha của ông chính Trần Trinh Trạch. Ông Trần Trinh Trạch không sinh ra trong một gia đình giàu có mà là một cậu bé chăn trầu bần cố nông với hai bàn tay trắng trở thành một đại điền chủ giàu có bậc nhất của Nam Kỳ thời ấy.
Trần Trinh Trạch sinh ra trong một gia đình nghèo ngoài Biên Hòa, Đồng Nai sau vì chính quyền thực dân thực hiện chính sách đưa dân đến Bạc Liêu để khai hoang tại đất, cha mẹ ông Trần Trinh Trạch đã có mặt trong đoàn người này. Từ năm 6 tuổi ông Trạch đã phải đi ở đợ chăn trâu thuê cho nhà ông bá hộ trong vùng. Lúc lên 12 – 13 tuổi thì ông đi làm mướn cho một điền chủ nhập quốc tịch Pháp, sau con trai của gia đình đó phải học tiếng Pháp nhưng cậu chủ ấy lại là một người lười biếng không chịu đi học nên ông Trạch phải đi học thế.
-
Cha mẹ thân sinh của công tử Bạc Liêu – ông Trần Trinh Trạch và bà Phan Thị Muối -
Tượng thờ thân sinh của công tử Bạc Liêu được đặt trong nhà công tử Bạc Liêu
Cũng nhờ thế mà ông thông thạo tiếng Pháp sau trở thành viên chức cho tào hành chính tỉnh Bạc Liêu. Nhờ vào sự siêng năng cần cù, nhiệt tình nên được ông bá hộ Phan Văn Bì là một bá hộ giàu có để mắt và gã con gái thứ tư là bà Phan Thị Muối cho ông. Từ đó hai vợ chồng ông Trạch được cho mấy sở đất riêng để canh tác. Chỉ sau mấy mùa trúng lúa, hai vợ chồng ông Trạch phất lên nhanh chóng. Trong khi vợ chồng ông Trạch chuyên chú làm ăn thì bá hộ Bì cùng gần chục đứa con của ông đều đam mê cờ bạc nên lần lượt cầm cố đất đai cho ông Trạch và không chuộc được, nên số đất đai đó đều thuộc sở hữu của ông Trạch.
Chưa dừng lại ở đó, ông Trần Trinh Trạch còn nhờ vào vốn kiến thức, hiểu biết rõ về luật pháp đất đai ông tiếp tục thâu tóm thêm đất đai trong vùng, bằng cả mua bán sòng phẳng và ép buộc những người yếu thế. Nhờ đó ông trở thành người sở hữu ruộng đất nhiều nhất ở Lục Tỉnh thời bấy giờ với tổng cộng gần 200.000 hecta ruộng trồng lúa và làm muối ở Bạc Liêu và vùng lân cận.
-
Máy phát nhạc -
Ti vi của nhà công tử Bạc Liêu -
Đồ sứ trang trí trong biệt thự của gia đình cậu Ba Huy
Do gia sản quá nhiều, đất nhiều, tiền nhiều nên ông Trần Trinh Trạch đã xây dựng ngôi nhà đẹp nhất miền Tây lúc đó ít có ai sánh bằng. Ngôi nhà do kỹ sư người Pháp thiết kế và hoàn toàn xây dựng bằng vật liêu nhập từ Pháp sang với các đồ trang trí trong nhà đều được nhập cảng từ Ý và Hòa Kỳ. Đồ sứ và đồ gỗ toàn bộ đều được đưa từ Trung Quốc.
Những câu chuyện của dân chơi bậc nhất Sài Gòn – Công tử Bạc Liêu
Nhờ vào sự giàu có mà cha mình làm ra ông Trần Trạch Huy với biệt danh Công tử Bạc Liêu hay còn được gọi Hắc Công Tử đã có được một cuộc sống vui chơi tuyệt đỉnh mà cho tới bây giờ nhắc đến ai cũng phải trầm trồ bởi những thú vui của ông. Cậu Ba Huy lúc ấy có những thói quen xa hoa như ăn sáng kiểu Tây, com trưa món Hoa, chiều ăn cơm Tây, mỗi lần ra dường đều mặc veston đắt tiền nhất thời ấy. Những lúc đi từ Bạc Liêu lên Sài Gòn đều ngồi trên chiếc xe cấu cạnh có tài xế lái. Chưa kể những khi cao hứng cậu Ba Huy sẽ cả chục chiếc xe kéo để đi dạo va ngồi trên một chiếc còn những chiếc khác sử dụng để chở những món đồ như mũ, kính, gậy,…
-
Phương tiện di chuyển chính của gia đình công tử -
Những chiếc xe kéo từng được công tử sử dụng đi dạo mát
Người đầu tiên có máy bay riêng ở Việt Nam
Vào thời bấy giờ ở Việt Nam chỉ có 2 chiếc máy bay là cả của công tử Bạc Liêu và của vua Bảo Đại. Trong khi máy bay của vua Bảo Đại được trang bị riêng từ tiền ngân khố quốc gia thì máy bay của ông Trần Trinh Huy là máy bay sở hữu riêng và là người Việt Nam đầu tiên có máy bay riêng. Cậu Ba Huy sử dụng máy bay riêng để đi thăm ruộng là một sự kiện làm chấn động cả nước khi đó. Và có một lần cậu Ba Huy dùng máy bay đi thăm điền ở Rạch Giá do quá hứng chí tranh lái với phi công Pháp nên đã bay ra biển Hà Tiên chơi cho tới khi máy bay báo không còn đủ nhiên liệu thì buộc phải đáp xuống. Sau khi đáp cánh cậu Ba mới giật mình hoảng hốt biết mình đã bay qua địa phận nước Xiêm và bị Nhà nước Xiêm bắt giữ và phạt 200 ngàn giạ lúa. Thế nên ông Hội đồng Trạch phải chở một đoàn ghe lúa rất dài qua tận nước Xiêm để chuộc cậu quý tử này về.
-
Giường lạnh làm từ gỗ sưa, khảm đá cẩm thạch được dùng vào mùa hè. Giường nóng làm từ gỗ giáng hương, có khả năng giữ ấm cho cơ thể được ông Trần Trinh Huy dùng vào mùa mưa. -
Các vật dụng ngày xưa của ngôi nhà sau một thời gian lưu lạc đã được mua về với một khoản chi phí không nhỏ.
Giao tranh Hắc – Bạch công tử – Đốt tiền nấu chè
Cùng thời với vị Công tử Bạc Liêu còn có một vị công tử nhà giàu khác đó chính là Lê Công Phước con trai của Đốc phủ Lê Công Sủng. Vị công tử này cũng là một tay chơi nổi tiếng khi đó, do cậu Phước có nước da trắng hơn nên được gọi là Bạch công tử để phân biệt với cậu Ba Huy được gọi là Hắc công tử. Hai người cùng nổi tiếng ăn chơi vì vậy trở thành kỳ phùng địch thủ của nhau.
-
Bạch công tử Lê Công Phước -
Cô Ba Trà – Trần Ngọc Trà
Nhắc đến 2 vị công tử này có rất nhiều giai thoại kể lại mà đặc sắc nhất chính là cuộc thi đốt tiền nấu chè chỉ để lấy lòng để lấy lòng người đẹp tức cô Ba Trà một mỹ nhân nổi tiếng thời ấy. Để nấu sôi được nồi chè có một kg đậu xanh, trong thời gian gần một giờ, mỗi vị công tử đã đốt gần 100 tờ giấy bạc. Vì tiền giấy rất kém nhiệt chỉ cháy nhỏ, vì thế nấu chè rất lâu và không rõ đã đốt bao nhiêu tiền trong sự căng thẳng của nhiều người chứng kiến. Cuối cùng, nồi chè của Bạch công tử sôi trước, công tử Bạc Liêu đành thua cuộc. Nhưng về sau con trai của công tử Bạc Liêu đã nói rằng “Sau này ba tôi nói lại rằng: Chuyện chơi ngông thì ba tôi có lúc cũng chơi ngông để cho thiên hạ chú ý tới mình, nhưng ba tôi là người có ăn học, biết chơi ngông tới đâu thì dừng lại, chứ đâu phải bị bệnh đâu mà đem tiền ra để đốt.”
Nhà Công tử Bạc Liêu ngày ấy và bây giờ
Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1919 hiện nằm trong hệ thống nhà hàng khách sạn mang tên “Công tử Bạc Liêu” thuộc Công Ty Du lịch Bạc Liêu quản lý. Nhà công tử Bạc Liêu là một công trình đồ sộ đẹp nhất Nam Kỳ thời bây giờ thiết kế theo phong cách kiến trúc Đông Âu với những điểm nhấn nguyên liệu hoàn toàn được nhập từ Pháp, Ý và Hoa Kỳ.
-
Nhà Công tử Bạc Liêu có hai tầng và một sân thượng. Cầu thang lên tầng hai được làm bằng đá cẩm thạch, chia làm 3 đoạn, mỗi đoạn 9 bậc tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu -
Nhà Công tử Bạc Liêu được xây bằng các vật liệu chuyển từ Pháp về, bên trong vẫn lưu giữ nhiều cổ vật giá trị.
Nhà được thiết kế có khu nhà gồm 2 tầng bổi bật kiến trúc Pháp sang trọng tạo nên sự bề thế. Tại tầng trệt có 2 phòng ngủ, 2 đại sảnh khá rộng và cầu thang dẫn lên lầu. Hầu hết các gian phòng đều đầy đủ các đồ vật rất giá trị được làm từ gỗ quý đính xà cừ, đồng, sứ,….
-
Đồ vật sử dụng trong nhà đều được trang trí hoa văn, chạm trổ tinh tế. -
Hoa văn trên trần nhà toàn bộ do hoạ sĩ Pháp vẽ
Những bộ bàn ghế, bộ ly văn, bộ ván ngựa, bộ trường kỷ, bộ bình ly cổ, tivi, máy lạnh, xe hơi,… toàn những thứ khó có thể mua được trong thời kỳ ấy, phải có rất nhiều tiền thì mới mua được. Như vậy mới thấy được cái danh xưng người giàu thứ tư trong bồn người giàu nhất xứ Nam Kì ” nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Trạch”. Tòa biệt thự nay hiện trở thành thương hiệu du lịch Bạc Liêu hấp dẫn thu hút rất nhiều du khách đến tham quan.
-
Bộ bàn ghế của nhà công tử Bạc Liêu được khảm đá cẩm thạch -
Vật dụng trang trí trong nhà của công tử Bạc Liêu -
Toàn bộ đồ vật trong căn biệt thự này đều là những thức đắt tiền khó có thể mua được vào thời ấy
Thông tin tham quan nhà công tử Bạc Liêu
Hiện tại những người vợ của công tử Bạc Liêu điều đã mất, các con thì không biết lưu lạc ở đâu chỉ có mỗi ông Trần Trinh Đức con vợ ba ông Trần Trinh Huy là cháu nội ông Trần Trinh Trạch trở về căn nhà xưa, vừa bán sách do chính tay ông viết và làm hướng dân viên du lịch.
-
Địa chỉ dinh thự công tử Bạc Liêu -
Nhà công tử Bạc Liêu trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn tại Bạc Liêu -
Ông Trần Trinh Đức con trai Trần Trinh Huy đang sống tại nhà công tử Bạc Liêu hướng dẫn khách tham quan
Địa chỉ nhà Công tử Bạc Liêu: Khu dinh thự công tử Bạc Liêu – số 13 đường Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Thời gian: 7h30 – 17h30 hàng ngày
Giá vé tham quan nhà công tử Bạc Liêu: 15,000 vnđ/ người.
Đến tham quan nhà công tử Bạc Liêu bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn độ giàu có khét tiếng không phải hư danh của dòng họ Trần Trinh khi đó. Và để hiểu rõ hơn câu nói của người xưa ” Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Cả một đời gầy dựng gia sản của ông Trần Trinh Trạch sau hai đời bị còn trai con cháu phá không còn cái gì.
Nhận xét
Đăng nhận xét